Change background image
.:11a1 THPT An Nhơn 2 :.

Chia sẻ - Học hỏi - Giao lưu

Mọi vấn đền xin liên hệ Admin ManUtd _FC (0928200305) or Admin Liverpool_FC(01673647486)

Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

© FMvi.vn

Tue Apr 03, 2012 11:00 am
langtukhocvitinh_1243
langtukhocvitinh_1243

Mod

<BLOCKQUOTE>
Sau thất bại lớn tại trận Stalingrad tháng 2/1943, Đức Quốc xã vẫn rất mạnh và còn nhiều tiềm lực. Adolf Hitler quyết định tổ chức một trận đánh lớn mùa hè năm để giành lại thế chủ động chiến lược gọi là Chiến dịch Citadel (tiếng Đức: Unternehmen Zitadelle). Điểm quyết chiến là khu vực vòng cung Kursk vì hình dạng chiến tuyến ở đây rất thuận lợi cho chiến dịch tấn công bao vây (phòng tuyến của quân đội Liên Xô tạo thành vòng cung lồi ăn sâu về phía địch, có đáy là đường nối giữa ba thành phố - phía Bắc là Oriol phía Nam là Belgorod, còn Kursk là thành phố trung tâm nằm trong lòng hậu phương quân phòng thủ Xô Viết). Phía Đức dự định bằng hai mũi tiến công từ Belgorod và Oriol đánh thẳng đến Kursk cắt khúc lồi vòng cung, bao vây và tiêu diệt số quân Xô Viết đang phòng thủ tại đây.

Cánh quân phía Bắc của Đức thuộc cụm tập đoàn quân Trung tâm do thống chế Đức Günther von Kluge chỉ huy theo kế hoạch sẽ từ Oriol đánh thẳng xuống phía Nam theo phương Oriol - Kursk. Cánh còn lại thuộc Tập đoàn quân Nam do thống chế Erich von Manstein đánh lên phía Bắc theo phương Belgorod - Kursk. Các lực lượng quân Quốc xã tại mặt trận là các đơn vị xung kích mạnh nhất của Đức lúc đó tập trung lại. Đặc biệt, Adolf Hitler đặt rất nhiều hy vọng vào các vũ khí mới như tăng con cọp và tăng con báo. Do các khúc mắc trong việc đảm bảo số xe tăng con cọp cho chiến dịch nên Hitler quyết định lùi trận đánh lại sau hai tháng cho đến tận tháng 7/1943. Điều này đã làm yếu tố bí mật, bất ngờ đã không còn, Liên Xô biết trước về ý định và thời điểm tiến công và tích cực phòng bị.

Phía quân đội Xô Viết đối mặt với cánh Bắc của Đức là phương diện quân Trung tâm của đại tướng Konstantin Konstantinovich Rokossovsky, đại diện đại bản doanh: nguyên soái Georgi Konstantinovich Zhukov. Đối mặt với cánh Nam của Đức là phương diện quân Voronezh của đại tướng Nikolai Fyodorovich Vatutin, đại diện đại bản doanh: nguyên soái Aleksandr Mikhailovich Vasilevsky. Trong hậu tuyến phòng ngự có phương diện quân Thảo nguyên của Thượng tướng Ivan Stepanovich Koniev làm dự bị chiến dịch và phản công sau này. Số lượng quân đội Xô Viết phòng ngự tại khu vực vòng cung Kursk và các lực lượng pháo binh không quân đều vượt trội áp đảo so với phía Đức.

Hồng quân chủ trương chủ động chuyển sang phòng ngự dựa vào trận tuyến phòng thủ chống tăng có chiều sâu, nhiều tầng nhiều lớp để bẻ gẫy, tiêu hao mũi nhọn xe tăng của đối phương, sau đó chuyển sang phản công. Để chống lại lực lượng tiến công của Đức, phía Liên Xô đã biến vòng cung Kursk thành một trận địa phòng ngự vô cùng kiên cố, có nhiều tầng nhiều lớp và chiều sâu khoảng hơn 100 km dày đặc các vật cản, mìn chống tăng, hàng rào, mìn chống bộ binh, hệ thống liên hoàn vị trí pháo chống tăng, bộ binh phòng ngự. Ngay phía sau tuyến phòng ngự là các tập đoàn quân xe tăng và bộ binh cơ giới làm nhiệm vụ dự bị sẵn sàng trám lỗ bị quân địch chọc thủng và chuẩn bị phản công.


trận vòng cung kursk 207big

Máy bay ném bom của Xô Viết trong trận chiến.


Ngày 5/7 trận đánh bắt đầu. Khai thác tù binh biết chắc chắn cuộc tấn công của Đức sẽ bắt đầu lúc 3 giờ sáng, nên đúng thời điểm đó quân đội Xô Viết dồn toàn bộ hỏa lực pháo binh đánh phủ đầu vào các vị trí tập trung xuất phát của địch.

Đòn đánh này đã rất hiệu quả, quân Đức chịu tổn thất rất lớn và phải hoãn chiến dịch lại nhiều giờ và khi tiến công không còn độ sắc bén vốn có nữa. Trong 1 tuần cánh Bắc của thống chế Kluge chỉ thâm nhập được vào trận địa địch 15 đến 20 km và có chỗ còn bị đối phương phản công đánh bật trở lại. Tại cánh Nam, mặc dù sắc bén hơn nhưng thống chế von Manstein cũng không tạo nên được đột phá, sau 1 tuần chỉ tiến sâu được 40 đén 50 km. Cuộc chiến diễn ra rất căng thẳng trên mặt đất và trên không.

Ngày 11/7 hai phương diện quân Tây và Bryansk của quân đội Xô Viết bắt đầu phản công đánh vào sườn trái cánh Bắc của Đức Quốc xã, buộc của thống chế von Kluge phải ngừng tấn công và chuyển sang phòng ngự.

Để tạo đột phá cho chiến dịch và giải gánh nặng cho cánh Bắc, ngày 12/7 thống chế von Mansteintung toàn lực xe tăng thiết giáp còn lại vào cánh Nam. Xe tăng Đức đã chọc thủng được phòng thủ của phương diện quân của Đại tướng Vatutin và tiến lên phía Bắc hướng đến Kursk. Đứng trước tình hình đó, cùng ngày Bộ chỉ huy Xô Viết quyết định tung quân dự bị là tập đoàn quân xe tăng số 5 của trung tướng Pavel Alekseyevich Rotmistrov và tập đoàn quân cận vệ số 5 của trung tướng Aleksey Semenovich Dzadov thuộc phương diện quân Thảo nguyên vào chiến đấu để vô hiệu hóa mũi xe tăng đang định thọc sâu của quân Đức.

trận vòng cung kursk 208big
Xe tăng "Panther" của Đức trên vùng Orla
Ngoại ô Orlobskyi, năm 1943.


trận vòng cung kursk 211big
Xe tăng Liên Xô tiến vào trận đánh



Các đơn vị xe tăng hai bên lăn xả vào nhau tại làng Prokhorovka, trận đánh trở thành cuộc đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại, có khoảng 1.200 xe tăng và pháo tự hành diệt tăng của 2 phía tham gia đánh nhau hỗn loạn. Đến cuối ngày phía Đức thiệt hại khoảng 500 xe tăng và phía Liên Xô khoảng 800 xe, nhưng quân Quốc xã đã kiệt sức và không còn lực lượng dự bị để có thể phát triển tiến công được nữa. Hơn nữa lúc này quân đồng minh (Anh và Mỹ) đã đổ bộ vào Italy, Hitler buộc phải rút bớt các lực lượng xe tăng sang mặt trận Nam Âu và ra lệnh chấm dứt tấn công tại vòng cung Kursk.

Đến lúc này trân chiến tuy chưa chấm dứt nhưng phía Đức về cơ bản đã thất bại, họ phải lui về phòng thủ từ bỏ tham vọng giành quyền chủ động tiến công và bao vây tiêu diệt cụm quân Kursk của đối phương.

Liên tiếp trong hơn 1 tháng tiếp theo, quân đội Quốc xã phải "giật gấu vá vai" các lực lượng vất vả chống đỡ trước sức tiến công của Hồng quân. Họ không đủ quân để chống đỡ sức phản công của đối phương. Sau các chiến dịch mang tên Kutuzov và Rumyantsev với sức mạnh áp đảo, lần lượt Belgorod và Oriol rơi vào tay Hồng quân ngày 5/8, và 23/8 quân đội Xô Viết chiếm Kharkov, cố đô của Ukraina, chiến dịch của họ mới dừng lại đồng thời chấm dứt giai đoạn phản công và cả trận chiến Vòng cung Kursk.

Từ đó trở đi quyền chủ động chiến lược đã nằm chắc trong tay quân đội Xô Viết, cho đến cuối Thế chiến II.


</BLOCKQUOTE>
trận vòng cung kursk D4

trận vòng cung kursk D2

trận vòng cung kursk D3

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà langtukhocvitinh_1243
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết