Change background image
.:11a1 THPT An Nhơn 2 :.

Chia sẻ - Học hỏi - Giao lưu

Mọi vấn đền xin liên hệ Admin ManUtd _FC (0928200305) or Admin Liverpool_FC(01673647486)

Go downThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

© FMvi.vn

Sun Apr 08, 2012 11:07 am
langtukhocvitinh_1243
langtukhocvitinh_1243

Mod

Binh chủng Đặc côngbinh chủng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của Lục quân Quân đội Nhân dân Việt Nam, do Bộ Tổng Tham mưu trực tiếp quản lý, chỉ đạo.

Đây là một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ được tổ chức, trang bị và huấn luyện đặc biệt, có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ, thường dùng để đánh các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phương của địch.



  • Trụ sở Bộ Tư lệnh: Thanh Trì, Hà Nội.
  • Tư lệnh: Thiếu tướng Trần Xuân Hòe.
  • Chính ủy: Đại tá Trịnh Xuân Chuyền.

Tổ chức hiện nay




Lịch sử



  • Ngày thành lập (Ngày truyền thống binh chủng): 19 tháng 3 năm 1967
  • Tổ chức lực lượng lúc mới thành lập :

    • 9 tiểu đoàn đặc công
    • Trường bổ túc cán bộ
    • 3 cơ quan.


Tuy ngày thành lập chính thức là năm 1967, nhưng từ những năm kháng chiến chống Pháp, cách đánh “công đồn đặc biệt” ở chiến trường Nam Bộ, cách đánh và tổ chức đặc công đã phát triển nhanh chóng, hình thành 3 loại lực lượng :


  • Đặc công bộ
  • Đặc công nước
  • Đặc công biệt động

Đặc công bộ


Trong kháng chiến chống Pháp, từ sau cuộc tiến công lên Việt Bắc bị thất bại, Pháp xây dựng hàng loạt đồn bót. Trước tình hình mới, bộ đội không thể dừng lại ở những trận tập kích, phục kích tiêu hao, quấy rối, mà phải tiến lên tiêu diệt các cứ điểm nhỏ này. Nhưng để đánh được cứ điểm thì phải dùng cách đánh bất ngờ (kỳ tập). Nếu Pháp phòng thủ mạnh phải có pháo hạng nặng (cường tập), mà bộ đội thì pháo quá ít, đạn pháo khan hiếm.

Cuối cùng một cách đánh mới được đề xuất: tranh thủ đánh bất ngờ, nếu bị lộ thì chuyển sang đánh bằng hỏa lực mạnh. Với cách đánh kỳ tập kết hợp với cường tập, từ Thu Đông 1948 đến đầu 1950, trên chiến trường Bắc Bộ, bộ đội đã tiêu diệt hàng loạt đồn bốt, cứ điểm Pháp.

Ở chiến trường Nam Bộ, Pháp tăng quân, xây dựng hệ thống bót Delatour là sản phẩm của tướng Delatour Desmer, tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở Nam Bộ. Hàng loạt đồn bót dựng lên xung quanh thị xã, thành phố và trên các đường giao thông quan trọng, nhằm bao vây, chia cắt, ngăn chặn lực lượng vũ trang Việt Minh.

Phong trào du kích phát triển khắp nông thôn, thành thị, nhưng Việt Minh gặp khó khăn do chưa có chiến thuật hữu hiệu và loại vũ khí có đủ sức công phá tường dày của tháp canh. Qua nhiều lần thử nghiệm thắng lợi, đặc biệt là trận đánh đêm 18 rạng 19 tháng 3 năm 1948 tiêu diệt đồn cầu Bà Kiên, đã mở ra một khả năng mới đánh địch trong vị trí cố thủ vũng chắc. Từ thực tế đánh tháp canh, Việt Minh đúc kết được kinh nghiệm thực tiễn, làm tiền đề cho chiến thuật đặc công ra đời.

Đặc công bộ có đoàn 112 khi trước đóng ở Hà Bắc và đoàn 113 trước đóng ở Sơn Tây.

Đặc công nước


Đặc công nước là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, được huấn luyện để tiến công các mục tiêu thủy của đối phương như: bến cảng, tàu thủy,... và các mục tiêu chỉ có thể xâm nhập qua đường thủy: căn cứ biệt lập, căn cứ thủy quân... Nếu đặc công bộ có lối đánh đặc biệt thì đặc công nước càng đặc biệt, vì đánh dưới nước khó khăn hơn nhiều so với trên bộ, trang bị vũ khí cũng khác biệt hơn. Đặc công nước (còn gọi là đặc công thủy) ra đời do yêu cầu đánh vào đối tượng hải quân của Pháp và những mục tiêu vùng sông nước, do đó xuất hiện gần như song song với đặc công bộ.

Trong cuộc Chiến tranh Đông Dương, các hoạt động trên sông nước của Pháp chiếm một phần quan trọng trên chiến trường. Lợi dụng lãnh thổ Việt Nam có bờ biển dài, nhiều sông ngòi, có vùng sông ngòi chằng chịt như miền Tây Nam Bộ, quân Pháp đã bố trí một lực lượng hải quân khá mạnh. Hải quân Pháp tập trung vào 3 hoạt động chủ yếu:


  • Dùng tàu thuyền chiến đấu hỗ trợ cho bộ binh đi càn quét
  • Đánh phá căn cứ, ngăn chặn tiếp tế, vận chuyển của Việt Minh
  • Dùng đường thủy để tiếp hậu cần cho quân Pháp trên đất liền

Vì thế việc đánh Pháp trên mặt trận sông biển có ‎ý‎ nghĩa chiến lược quan trọng. Ở miền Bắc, các vùng ven sông, ven biển khẩn trương xây dựng các đội săn tàu Pháp, sẵn sàng đánh Pháp trên mặt trận sông nước.

Trong chiến dịch Hà-Nam-Ninh (tháng 6 năm 1951), tổ đặc công nước do Nguyễn Quang Vinh (thuộc Trung đoàn 36, Đại đoàn 308) chỉ huy dùng thuyền nan chở 300 kg thuốc nổ đánh chìm tàu LCD chở vũ khí của quân Pháp [1]. Đây là trận mở đầu cho cách đánh tàu chiến trên chiến trường Bắc Bộ, tạo tiền đề cho việc nghiện cứu sử dụng đặc công đánh các mục tiêu tên sông, biển. Ở miền Nam, đầu năm 1949, đội săn tàu Long Châu Sa dùng thủy lôi tự tạo đánh chìm tàu Glyxin trên sông Sài Thượng, diệt hàng trăm quân đối phương [2].

Ở vùng Rừng Sác, vào tháng 9 năm 1950, các đội đặc công được hình thành từ Trung đoàn 300, hoạt động ở vùng Nhà Bè, Thủ Thiêm xuống Cần Giờ, Soài Rạp. Lực lượng này chiến đấu rất dũng cảm, táo bạo, được gọi là "quân cảm tử", diệt nhiều chỉ huy Pháp và tay sai. Như vậy trong giai đoạn đầu kháng chiến, cùng với cách đánh của đặc công bộ, cách đánh của đặc công thủy cũng bắt đầu phát triển. Dựa trên những tiến bộ của quá trình nghiên cứu cải tiến vũ khí, các địa phương ở Bắc Bộ và Nam Bộ đã tổ chức được một lực lượng chuyên, tinh để đánh tàu, thuyền bằng cách đánh đặc công.

Đặc công nước, còn có phiên hiệu là Đoàn 820, hay Đoàn 2, trước đóng tại Hải Phòng.

Đặc công biệt động


Do tính chất của cuộc kháng chiến lâu dài và để phù hợp với phương châm, phương thức hoạt động tác chiến ở thành phố, bên cạnh các lực lượng vũ trang đô thị như Tự vệ thành, Thanh niên xung phong, Quốc gia tự vệ cuộc, Công đoàn xung phong... các tổ chức quân sự chuyên trách lần lượt ra đời.

Sài Gòn, 10 ban công tác thành hoạt động mạnh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Khu trưởng Nguyễn Bình. Ở nhiều thành phố khác như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, các đội công tác đặc biệt và biệt động cũng khẩn trương thành lập làm nhiệm vụ tiêu diệt những phần tử đối phương nguy hiểm và phá hoại cơ sở kinh tế của đối phương.

Các tổ, đội vũ trang biệt động hoạt động ngay trong lòng đối phương, từ đánh nhỏ, lẻ, tiến lên đánh biệt động đặc công táo bạo, linh hoạt.

Nổi lên trong các hoạt động tại Sài Gòn là nữ sinh trường Quân chính Nguyễn Thị Lan (Lan Mê Linh) 17 tuổi đã dùng súng ngắn ám sát chủ bút báo "Phục Hưng" là Hiền Sỹ tháng 3 năm 1946 [3].

Đặc biệt ngày 8 tháng 6 năm 1946 ban công tác thanh đánh kho đạn của Pháp, thiêu hủy 400 tấn đạn dược, thuốc nổ, làm chết 40 lính Pháp. Đạn nổ liên lục 3 ngày đêm [4]. Đầu năm 1947, lực lượng biệt động Hải Phòng phối hợp với bộ đội địa phương tập kích sân bay Cát Bi, diệt một trung đội lính Âu Phi[5]. Năm 1948 biệt động Đà Nẵng cùng với bộ đội địa phương, công an xung phong đột nhập, tiêu diệt, trấn áp tay sai của Pháp.

Tại Hà Nội, đêm 18 tháng 1 năm 1950, Tiểu đoàn 108 tập kích sân bay Bạch Mai, phá hủy 20 máy bay, 32 tấn vũ khí, 600.000 lít xăng dầu... [6]

Không chỉ ở những thành phố lớn, đặc công biệt động phát triển ở hầu hết thành phố, thị xã, vùng Pháp kiểm soát, trở thành một lực lượng thường xuyên đe doạ trực tiếp ngay tại cơ sở đối phương, đồng thời phối hợp với hoạt động chính trị gây cho đối phương nhiều hoang mang.

Đặc công biệt động còn có phiên hiệu là Đoàn 1, trước đóng ở Gia Lâm.

Trong Chiến tranh Việt Nam


Trong Chiến tranh Việt Nam, bộ đội đặc công trên các chiến trường đã đánh hàng chục nghìn trận; loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục nghìn quân đối phương (gồm cả Mỹ và đồng minh); tiêu diệt và đánh thiệt hại hàng trăm sở chỉ huy các cấp; phá hủy và phá hỏng hàng nghìn máy bay các loại, 1600 khẩu pháo, 30 giàn tên lửa, 9000 xe quân sự, 2,7 triệu tấn bom đạn, 600 triệu lít xăng dầu; đánh chìm, đánh hỏng 400 tàu xuồng chiến đấu.

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968, bộ đội đặc công đã đánh đồng loạt vào những mục tiêu hiểm yếu, quan trọng của đối phương ở hầu khắp các thành phố, thị xã miền Nam, góp phần làm suy sụp tinh thần nước Mỹ, tạo bước ngoặt quyết định của chiến tranh.

Trong chiến dịch này, lực lượng Biệt động Sài Gòn bị tổn thất khá nặng nề. Thứ nhất là mất gần hết lực lượng "gạo cội", vốn là các cán bộ có trình độ am hiểu chiến trường và có bản lĩnh chiến đấu. Số người bị giết, bị bắt ở các mũi tiến công khá lớn. Tổn thất thứ hai là các cơ sở tại chỗ vốn được dày công xây dựng đã bị bể hàng loạt.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, đặc công tiến hành các cuộc tấn công vào các sân bay, căn cứ quân sự, của Hoa Kỳ và Việt Nam cộng hòa tại miền Nam Việt Nam. Ngoài ra, đặc công Việt Nam còn tiến hành các cuộc tấn công vào các sân bay quân sự của Hoa Kỳ tại Thái Lan. Tổng cộng phía Hoa Kỳ ghi nhận có 5 cuộc tấn công vào các sân bay Udorn, Ubon (3 lần) và Utapao. Theo phía Hoa Kỳ cho biết, cuộc tấn công vào Udorn gây hư hỏng nặng cho một C-141, hư hại trung bình một F-4, hư hại nhẹ cho một trực thăng HH-43. Cuộc tấn công vào Ubon phá hủy 2 máy bay C-47 và một xe tải. Tại Utapao, một B-52 bị hư hại trung bình và hai chiếc B-52 khác bị hư hại nhẹ.[7]

Trong Chiến dịch mùa xuân 1975, đặc công biệt động đã đánh chiếm, giữ vững nhiều cầu và căn cứ quan trọng, bảo đảm cho các binh đoàn chủ lực tiến công, giành thắng lợi nhanh chóng và trọn vẹn.

Lực lượng đặc nhiệm của Quân đội Nhân dân Việt Nam


Lực lượng đặc nhiệm của Quân đội Nhân dân Việt Nam, cũng được gọi là đặc công, nhưng có nhiệm vụ đặc biệt (xuất xứ từ "đặc công" là "đặc biệt công kích", mà phía quân đội Sài Gòn có sắc lính tương tự là "biệt kích quân"). Năm 1965, đơn vị không vận đầu tiên được thành lập, phiên hiệu là Lữ đoàn không vận 305, đóng ở Sơn Tây. Đơn vị này về sau được chuyển thành Lực lượng đặc nhiệm. Các binh sỹ được tuyển chọn kỹ càng, yêu cầu rất khắt khe như phải trẻ, khỏe mạnh, có lý tưởng, dũng cảm, gan dạ, phải được giới thiệu bởi hai đảng viên khác. Các chiến sỹ được huấn luyện đặc biệt, với nhiệm vụ là truy lùng và tiêu diệt biệt kích Mỹ (SOG)

Họ được chia thành nhiều đơn vị nhỏ, ở mức đại đội và tiểu đoàn. Theo Plaster, đến cuối 1971-1972, có tới trên 12 tiểu đoàn đặc nhiệm QĐNDVN đóng ở các điểm nóng Tây Bắc, đường Trường Sơn để đối phó với biệt kích Mỹ, gây ra nhiều khó khăn và thiệt hại cho các toán biệt kích Mỹ. Tuy nhiên theo Dunnigan, quân Bắc Việt chỉ có 9 đại đội đặc nhiệm chống biệt động. Các lính đặc nhiệm này đánh rất dữ dội và không khoan nhượng, họ không bắt tù binh, khiến cho biệt kích Mỹ cũng rất ngao ngán khi phải chạm trán với các đơn vị này

Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà langtukhocvitinh_1243
Trả lời nhanh
Sun Apr 08, 2012 11:10 am
langtukhocvitinh_1243
langtukhocvitinh_1243

Mod



Thích

Báo xấu [0]

Gửi một bình luận lên tường nhà langtukhocvitinh_1243
Trả lời nhanh

Về Đầu TrangThông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

  © FMvi.vn

« Xem bài trước | Xem bài kế tiếp »

Bài viết liên quan

    Quyền hạn của bạn:

    Bạn không có quyền trả lời bài viết